Thời gian vừa qua, chúng tôi có nhận được rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề độ khó của tiếng Đức như: Học tiếng Đức có khó không? Tiếng Đức khó bắt đầu từ trình độ nào? Để đạt bằng A1, A2, B1 cần mất bao lâu?
Để có câu trả lời khách quan cho những thắc mắc trên, trong bài viết này mình sẽ phân tích, đánh giá chi tiết về tiếng Đức. Sự đánh giá này hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm tư vấn; giảng dạy trong suốt 5nhiều năm của chúng tôi. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích để có được một câu trả lời phù hợp.
Tiếng Đức có khó không? Vì sao?
Với nhiều người khi lần đầu biết đến tiếng Đức đều cho rằng đây là một ngôn ngữ không dễ nhằn và có phần ngữ pháp khá rắc rối, khó nhớ. Cũng theo một khảo sát, có khoảng 70% các bạn học viên đánh giá tiếng Đức khó; còn lại nhận định thứ tiếng này không hề khó. Tuy nhiên, nếu xét về độ khó của các thứ tiếng trên toàn thế giới thì tiếng Đức không phải là thứ tiếng nằm trong Top năm ngôn ngữ khó nhất thế giới (các ngôn ngữ khó bao gồm: Ả Rập, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và Hungary). Và ít ai biết rằng đây cũng là một ngôn ngữ lợi thế cho người Việt. Bởi có phần phát âm và đánh vần trong tiếng Đức khá giống với tiếng Việt.
So với tiếng Anh, người học thường cảm nhận thấy tiếng Đức khó hơn. Bởi đã quen với cách sắp xếp các từ, các bộ phận khá thoải mái trong tiếng Anh. Hơn nữa, việc mỗi khi bắt đầu học ngôn ngữ mới đều gặp những khó khăn khác nhau trong việc thích ứng, làm quen từ ngữ pháp đến giao tiếp. Nhất là với tiếng Đức một ngôn ngữ ít phổ biến và còn khá mới ở Việt Nam. Đòi hỏi người học phải thật kiên trì mới có thể đi được đến mục tiêu cuối cùng. Để chắc chắn câu trả lời cho câu hỏi tiếng Đức có khó không? Hãy cùng theo dõi phần chia sẻ chi tiết sau đây nhé!
Cách phát âm tiếng Đức khá giống tiếng Việt
Để trả lời cho câu hỏi tiếng Đức có khó không, đầu tiên ta cần xét ở khía cạnh cách phát âm. Thông thường, khi học một ngoại ngữ mới, bạn sẽ phải đọc qua phiên âm quốc tế. Đồng nghĩa, phải tuân thủ vô cùng nhiều quy tắc khác nhau nhưng chưa chắc đã chuẩn.
Nhưng đối với cách phát âm và đánh vần các từ tiếng Đức lại rất gần với cách đọc tiếng Việt. Do đó,chỉ cần mất từ 1-2 tuần luyện phát âm, các bạn đã có thể nói tiếng Đức trôi chảy; dù chưa bàn đến từ ngữ đó có nghĩa gì. Nếu tinh ý ta có thể thấy bảng chữ cái tiếng Đức cũng sử dụng hệ chữ La tinh khá giống tiếng Anh và tiếng Việt, chỉ hơn đúng 4 kí tự đặc biệt. Rõ ràng việc có hệ chữ cái thân thuộc khiến tiếng Đức dễ nhìn và việc làm quen mặt chữ là dễ dàng hơn với người Việt.
Tiếp đó, trong tiếng Đức cũng có một lượng lớn từ có ý nghĩa, cách viết na ná với tiếng Anh. Ví dụ như từ Haus (House) – ngôi nhà, Buch (book) – quyển sách, gut (good) – tốt. Điều này cũng giúp trong quá trình học tiếng Đức bạn sẽ dễ dàng liên tưởng và dễ nhớ hơn. Bởi hiện nay hầu hết các bạn trẻ đều được tiếp xúc với tiếng Anh từ rất sớm. Tóm lại, biết một chút căn bản về tiếng Anh sẽ là điều kiện giúp việc học tiếng Đức trở nên dễ dàng hơn.
Cấu trúc ngữ pháp tiếng Đức phức tạp
Nếu nói tiếng Đức khó, chắc hẳn là đang nhắc đến phần ngữ pháp. Đây được xem là một trong những yếu tố gây trở ngại cho người học tiếng Đức. Càng học lâu ngày, bạn sẽ càng dễ dàng nhận ra khung văn phạm của tiếng Đức là khá rắc rối và đau đầu. Một khung có thể chứa nhiều lớp câu, nhiều tầng cấu tạo thành một câu phức đôi hay thậm chí có thể dài cả trang giấy. Đồng nghĩa với việc, dù bạn có thể đối thoại giao tiếp tiếng Đức dễ dàng trôi chảy; nhưng chưa chắc sẽ đọc hiểu được hết ý của những câu văn dài phức tạp.
Trong tiếng Đức không phải cứ có vốn từ vựng là sâu rộng và hiểu hết các từ riêng biệt trong một cấu trúc câu là có thể hiểu hết ý nghĩa mà câu văn muốn nói đến. Vì vậy, để nâng cấp khả năng thu nạp kiến thức nhanh chóng, cải thiện hiệu quả việc học tiếng Đức; việc chú trọng vào kiến thức văn phạm là vô cùng quan trọng.
Một điều thú vị và cũng được xem là không hề dễ dàng cho những người mới bắt đầu học. Đó là tiếng Đức có thể hoán vị trí của chủ ngữ và các thành phần khác qua động từ được chia. Thay vì, chủ yếu là cấu trúc “Chủ ngữ – Vị ngữ – Thành ngữ bổ sung” không thể hoán đổi được như trong tiếng Việt. Thì với tiếng Đức lại dễ dàng hoán đổi cấu trúc này.
Từ vựng trong tiếng Đức
Tiếng Đức có khó không? Xét về từ vựng, đặc biệt các động từ tiếng Đức thì được chia theo nguyên tắc khá dễ học. Nhưng trong đó, cũng có những động từ được chia theo thể bất quy tắc rất khó nhớ. Như nhiều động từ chỉ dành riêng cho người hoặc thú vật hay là cây cỏ. Ví dụ cùng động từ chỉ ý nghĩa là ăn; trong tiếng Đức dùng cho người sẽ dùng “essen = ăn“; các loài động thực vật phải dùng động từ khác “fressen”. Điều này, yêu cầu người học bắt buộc phải chăm chỉ học tập và luyện tập thường xuyên mới có thể nhớ và ứng dụng một cách hợp lý để tạo nên được một câu được hoàn chỉnh.
Danh từ tiếng Đức:
Được chia thành 3 giống: giống đực, giống cái và giống trung. Và có cả 4 cách: danh cách, tặng cách, đối cách, cuối cùng là sở hữu cách. Đặc biệt, tất cả các danh từ không phân biệt là danh từ chung hay danh từ riêng, khi viết đều phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi chữ. Đó là lí do lý giải cho việc người học tiếng Đức cần học cả giống và từ chứ không nên chỉ học từ riêng. Vì các giống này cũng thay đổi theo từng loại ngữ pháp.
Tính từ tiếng Đức:
Ngoài danh từ ra thì tính từ trong tiếng Đức cũng cần được lưu tâm; chia phân loại theo đúng như danh từ mà nó đi kèm. Ngoài ra, tiếng Đức cũng khá trừu tượng vậy nên nếu chỉ xác định qua ngữ nghĩa thì khó mà xác định được ý của câu một các chính xác của từ. Chính vì vậy, việc học tiếng Đức không thể xong trong một sớm một chiều. Ngoài sự kiên trì và quyết tâm, người học cũng cần vạch ra lộ trình học tập rõ ràng. Kết hợp với sự hướng dẫn, giảng dạy bài bản từ các đơn vị đào tạo.
Lý do chúng tôi đưa việc tìm kiếm tài liệu để câu trả lời cho câu hỏi tiếng Đức có khó không là bởi; việc nếu tìm kiếm được nguồn tài liệu phù hợp sẽ giúp người học nâng cao trình độ rất nhanh. Bất kể học ngoại ngữ nào cũng vậy, nếu có cơ hội đọc nhiều tài liệu, được rèn luyện hàng ngày qua các bài tập online bạn sẽ nhớ lâu và dần hình thành lên phản xạ tự nhiên.
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ số, có rất nhiều website, ứng dụng; với kho tài liệu, hướng dẫn học tiếng Đức cực kỳ đa dạng phong phú; phù hợp với nhiều mức trình độ. Chỉ cần có một chiếc smartphone hay máy tính kết nối internet; bạn đã có thể dễ dàng tìm thấy tài liệu học tiếng Đức. Hay chỉ bằng một cú click chuột nhanh chóng, đã có thể chọn cho mình một website, ứng dụng học trực tuyến uy tín; phục vụ cho việc học tiếng của bản thân. Ngoài ra, việc nghe nhạc, đọc báo, xem video…hàng ngày bằng tiếng Đức cũng sẽ giúp người học làm quen và thích nghi dần với ngôn ngữ mới này.
Việc học tiếng Đức có khó hay không phụ thuộc phần lớn vào sự quyết tâm của người học với ngôn ngữ này.
Tiếng Đức không khó bằng tiếng Nhật
Hiện nay với xu hướng du học nghề ngày càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Khiến không ít người cân nhắc giữa hai quốc gia Đức và Nhật. Lúc này, học tiếng được xem là một trong những yếu tố quan trọng, thúc đẩy quyết định nên lựa chọn du học nghề ở đâu thuận lợi hơn. Như đã phân tích ở phần trên, tiếng Đức dù khó nhưng vẫn chưa nằm trong hệ thống học ngôn ngữ khó nhất thế giới. Trong khi tiếng Nhật thường được phần đông bạn trẻ Việt Nam lựa chọn học thêm như thứ tiếng thứ 3, lại thuộc danh sách này.
So với tiếng Đức, tiếng Nhật có tận 4 bảng chữ cái. Và 3 trong số 4 bảng chữ cái này đều dùng ký tự tượng hình. Khác hẳn với chữ La tinh tiếng Việt vẫn dùng nên việc học và ghi nhớ sẽ khó khăn hơn. Trong khi đó, tiếng Đức dùng bảng chữ cái Alphabet có 30 ký tự, gồm 26 ký tự giống tiếng Anh và 4 ký tự mới là: ä, ü, ö, ß. Chỉ cần mất 30 – 40 phút tập trung bạn có thể dễ dàng nhớ hết bảng chữ cái. Cách đọc phát âm cũng khá đơn giản. Khi nhìn vào là đọc được, viết sao phát âm vậy luôn.
Dù ngữ pháp của cả hai thứ tiếng này đều phức tạp ngang nhau. Nhưng ở trình độ tiếng Đức cơ bản từ A1 – B1 thì việc học lại không quá khó. Việc có khoảng 20% từ vựng tiếng Đức gần giống với tiếng Anh cũng giúp việc học ngôn ngữ này thuận tiện hơn.
Tiếng Đức không hề khó, nếu bạn xác định rõ được:
Để thu nạp bất kể một loại ngôn ngữ mới nào, bao gồm cả tiếng Đức thì phương pháp chính vẫn luôn là sự chăm chỉ và chuyên cần. Thực tế đã chứng minh rằng “cần cù bù thông minh”. Nếu bạn luôn hoàn thành đầy đủ bài tập cô giao về nhà. Chịu nghe nói, tìm hiểu tài liệu, sách vở, ôn luyện thường xuyên. Thì dù là tiếng Đức hay tiếng Pháp cũng chẳng có gì là khó cả.
Xác định rõ mục tiêu của cá nhân: đây là yếu tố quyết định lớn đến việc “học tiếng Đức có khó không?”. Bởi nếu có mục đích rõ ràng học tiếng để du học nghề, hay định câu lâu dài…; học viên sẽ vạch ra được kế hoạch học tập rõ ràng. Ngoài ra, nếu bạn là người có mong muốn đặt chân đến nước Đức để học tập; trải nghiệm môi trường giáo dục tại các trường đại học, nghiên cứu hàng đầu. Thì đây sẽ là động lực thôi thúc bạn rút ngắn thời gian học tiếng Đức; tìm hiểu đăng ký khóa học phù hợp.
Bạn có năng khiếu học ngoại ngữ nói chung. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng làm quen với tiếng Đức nhanh chóng và ít gặp trở ngại trong quá trình tiếp thu ngôn ngữ này.
Trình độ nào trong tiếng Đức khó nhất?
Hiện nay, khung năng lực tiếng Đức cơ bản bao gồm các trình độ: A1, A2, B1, B2, C1, C2. Trong đó A1 là trình độ cơ bản nhất còn C2 là trình độ cao cấp nhất. Tùy theo mục đích, khả năng và quyết tâm của bản thân để chọn cho mình các trình độ phù hợp. Cụ thể:
Đi đoàn tụ gia đình hoặc kết hôn sẽ cần chứng chỉ tiếng Đức A1.
Đi theo chương trình Aupair (trao đổi văn hóa) hoặc FSJ (tình nguyện viên) sẽ cần phải có chứng chỉ A2 trở lên.
Đi du học đại học hoặc du học nghề sẽ cần trình độ tiếng B1 hoặc B2 tuỳ theo yêu cầu phía nhà trường.
Nếu bạn còn đang băn khoăn trong việc lựa chọn cho mình một khóa học tiếng Đức phù hợp. Hãy liên hệ ngay chúng tôi để được hỗ trợ đăng ký học tiếng Đức tại Hà Nội nhanh chóng.